Theo lịch của người Maya, chu kỳ kéo dài 5.126 năm sẽ kết thúc vào ngày 21/12/2012. Đây là ngày mà người Maya cổ đại quan niệm đánh dấu sự trở lại của Bolon Yokte, vị thần Maya gắn liền với chiến tranh và sự sáng tạo.
Trong một quyển sách được viết vào năm 1987, tác giả Jose Arguelles đã gọi ngày này là ngày “kết thúc một giai đoạn mà nhân loại đã trải qua", từ đó dấy lên rất nhiều tranh luận về ngày tận thế của các nhà học thuyết Maya. Phần đông trong số họ phỏng đoán về một trận đại hồng thủy có thể nhấn chìm cả thế giới.
Tuy nhiên, trong cuộc họp diễn ra tại thành phố Maya cổ đại tọa lạc tại miền Nam Mexico, các chuyên gia lại kết luận rằng ngày 21/12/2012 đơn thuần chỉ là ngày đánh dấu sự chấm dứt một thời kì sáng tạo và bắt đầu một kỷ nguyên mới.
Ông Erik Velasquez, chuyên gia điêu khắc thuộc trường Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (UNAM) đã khẳng định không có bất cứ lời tiên tri nào về ngày tận thế vào năm 2012 và cho rằng đó là "lời đồn đại sai lệch".
Trong khi đó, Viện Lịch sử Nhân loại học ở Mexico cũng đang cố gắng dập tắt các các đồn thổi về ngày tận thế. Trong một tuyên bố gần đây, Viện này cho rằng những lối tư duy lệch lạc của phương Tây đã bóp méo quan điểm thế giới của các nền văn minh cổ xưa như nền văn minh Maya. Lịch của người Maya được bắt đầu từ năm 3.114 trước Công nguyên và được chia thành các thời kỳ kéo dài khoảng 394 năm gọi là Baktuns. Người Maya luôn quan niệm số13 là thiêng liêng và Baktuns thứ 13 sẽ kết thúc vào năm tới.
Ông Sven Gronemeyer, một nhà nghiên cứu kí tự cổ của người Maya đến từ Đại học La Trobe (Australia), hiện đang cố gắng giải mã bộ lịch cổ, cho biết cái mà người ta gọi là ngày tận thế thực chất chỉ là ngày chuyển giao từ một kỷ nguyên này sang một kỷ nguyên khác, hay còn là giai đoạn đánh dấu sự trở lại của vị thần Bolon Yokte. Ông cũng cho rằng vì vị thần này tượng trưng cho ngày sáng tạo nên việc người Maya cổ đại lựa chọn vị thần này để thể hiện sự bắt đầu một chu kỳ mới cũng là điều dễ hiểu.
Viện nghiên cứu cũng cho hay trong số khoảng 15.000 văn bản cổ được tìm thấy trong các phần khác nhau còn sót lại của đế chế Maya, chỉ có hai văn bản đề cập đến năm 2012.
Nguồn: khoahoc.com.vn
Trong một quyển sách được viết vào năm 1987, tác giả Jose Arguelles đã gọi ngày này là ngày “kết thúc một giai đoạn mà nhân loại đã trải qua", từ đó dấy lên rất nhiều tranh luận về ngày tận thế của các nhà học thuyết Maya. Phần đông trong số họ phỏng đoán về một trận đại hồng thủy có thể nhấn chìm cả thế giới.
Tuy nhiên, trong cuộc họp diễn ra tại thành phố Maya cổ đại tọa lạc tại miền Nam Mexico, các chuyên gia lại kết luận rằng ngày 21/12/2012 đơn thuần chỉ là ngày đánh dấu sự chấm dứt một thời kì sáng tạo và bắt đầu một kỷ nguyên mới.
Ông Erik Velasquez, chuyên gia điêu khắc thuộc trường Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (UNAM) đã khẳng định không có bất cứ lời tiên tri nào về ngày tận thế vào năm 2012 và cho rằng đó là "lời đồn đại sai lệch".
Trong khi đó, Viện Lịch sử Nhân loại học ở Mexico cũng đang cố gắng dập tắt các các đồn thổi về ngày tận thế. Trong một tuyên bố gần đây, Viện này cho rằng những lối tư duy lệch lạc của phương Tây đã bóp méo quan điểm thế giới của các nền văn minh cổ xưa như nền văn minh Maya. Lịch của người Maya được bắt đầu từ năm 3.114 trước Công nguyên và được chia thành các thời kỳ kéo dài khoảng 394 năm gọi là Baktuns. Người Maya luôn quan niệm số13 là thiêng liêng và Baktuns thứ 13 sẽ kết thúc vào năm tới.
Ông Sven Gronemeyer, một nhà nghiên cứu kí tự cổ của người Maya đến từ Đại học La Trobe (Australia), hiện đang cố gắng giải mã bộ lịch cổ, cho biết cái mà người ta gọi là ngày tận thế thực chất chỉ là ngày chuyển giao từ một kỷ nguyên này sang một kỷ nguyên khác, hay còn là giai đoạn đánh dấu sự trở lại của vị thần Bolon Yokte. Ông cũng cho rằng vì vị thần này tượng trưng cho ngày sáng tạo nên việc người Maya cổ đại lựa chọn vị thần này để thể hiện sự bắt đầu một chu kỳ mới cũng là điều dễ hiểu.
Viện nghiên cứu cũng cho hay trong số khoảng 15.000 văn bản cổ được tìm thấy trong các phần khác nhau còn sót lại của đế chế Maya, chỉ có hai văn bản đề cập đến năm 2012.
Nguồn: khoahoc.com.vn