Khủng long một siêu bộ bò sát khổng lồ.
Xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 225 triệu năm trước, trong kỷ Trias. Chưa ai trong chúng ta thấy chúng như thế nào, và sự tồn tại của chúng là một huyền thoại, một bí ẩn.
Chúng ta có thể thấy chúng trong bộ phim Mỹ với tên gọi Công viên kỷ Jura (Jurassic Park) hay trên các sách báo, và rõ ràng đó là một loài bò sát khổng lồ. Bây giờ để muốn thấy chúng thì viện khảo cổ là địa chỉ thích hợp nhất. Chúng thống lĩnh các hệ sinh thái mặt đất trong khoảng 160 triệu năm và vào cuối kỷ Creta (khoảng 65 triệu năm trước) chúng đã hứng chịu một cuộc tuyệt chủng lớn.
Khủng long là gì?
"Khủng long" là từ Hán-Việt (恐龙) có nghĩa là "rồng khủng khiếp". Dinosauria ("những con thằn lằn khủng khiếp") là từ ngữ quốc tế và cũng là từ ngữ đầu tiên được sử dụng để miêu tả những con bò sát cổ đại này. Chúng đã từng tồn tại ở khắp các vùng trên thế giới từ châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Phi cho tới châu Nam Cực. Chúng làm tổ và đẻ trứng. Khủng long có đủ mọi kích cỡ, từ những con Sauropoda nặng tới 70 tấn và dài tới 30 m tới loài khủng long Compsognathus chỉ to bằng con gà tây.
Con cự long thuộc chi Brachiosaurus có cặp chi trước dài hơn cặp chi sau, được phát hiện ở Tanzania năm 1912, là một trong những con khủng long cao lớn và nặng nề nhất đã từng được biết đến, hiện đang được trưng bày ở Viện bảo tàng Humboldt tại Berlin. Nó cao 12 m (38 ft) và nặng khoảng 30–60 tấn.
Còn loài khủng long dài nhất, 27 m (89 ft), là con khủng long hai đòn thuộc chi Diplodocus, được khai quật ở Wyoming, (Hoa Kỳ) và được trưng bày ở Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie tại Pittsburgh năm 1907. Nó cũng như các con Brachiosaurus đều là khủng long ăn cỏ thuộc cận bộ khủng long chân thằn lằn (Sauropoda). Chúng thường sống ở vùng đất rộng, bằng phẳng và gặm nhấm những ngọn cây xanh tốt.
Gần đây, ở Argentina, người ta đã phát hiện ra những giống loài khủng long mới, trong đó có loài Argentinosaurus, một loài khủng long cùng họ với Diplodocus, dài hơn 30 mét (100 ft) và nặng hơn bất cứ loài nào khác trước đây. Loài này có thể nói là loài động vật trên cạn lớn nhất từng sống (gần như ngang bằng với loài động vật lớn nhất thế giới là cá voi xanh).
Khủng long bạo chúa thuộc chi Tyrannosaurus có một thời gian đã bị "oan uổng", trước kia có nhiều người vẫn hay nghĩ rằng khủng long bạo chúa là khủng long ăn xác thối nhưng thực ra chúng lại là l tay săn mồi đáng sợ. Chúng cao khoảng 6 m, dài 10-12 m và nặng 6-9 tấn. Tuy nhiên do có chi trước yếu ớt, Tốc độ chạy khoảng 29km/h, phi nước đại cũng đến 50km/h (chắc dc 100m là đứt hơi )
Spinosaurus Aegypticus, loài khủng long nổi tiếng từ phần 3 của serie phim truyền hình Công viên kỷ Jura (Jurassic Park) được xem như là loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới. Với chiều dài 16-18 mét, cao hơn 6 mét và nặng khoảng 9 tấn, loài khủng long này là một kẻ săn mồi đáng sợ. Hơn nữa, với 2 chi trước dài (hơn khủng long bạo chúa), chúng có thể dùng chi trước để hỗ trợ đắc lực việc săn mồi.
Một vài loài khủng long khác nổi tiếng như loài Lôi long (chi Apatosaurus) cao khoảng 12 m, dài cỡ 21 m (70 ft) và nặng khoảng 40 tấn.
Nguồn gốc
Vào kỷ Trias, các châu lục ngày nay đều tập hợp thành một đại lục duy nhất (Pangea). Khí hậu lúc đó khô nóng, thích hợp cho các loài bò sát phát triển. Các loài bò sát giống động vật có vú - tổ tiên lớp động vật có vú - cũng xuất hiện trong thời gian này. Khoảng 240 triệu năm trước, một chi thuộc họ Ornithosuchidae là Euparkeria - tổ tiên của khủng long, chim, Pterosaur và Plesiosaur - đã có thể chạy trên hai chi sau khiến nó có thể di chuyển hiệu quả. Đây là điểm tiến hóa hơn so với các loài bò sát thời đó và được di truyền lại cho khủng long. Năm 1992, ở Argentina phát hiện một chi thuộc phân bộ Theropoda, có niên đại 228 triệu năm trước, cuối kỷ Trias. Nó được đặt tên chi là Eoraptor (kẻ cướp bình minh ở thung lũng Mặt Trăng). Eoraptor được thừa nhận là khủng long cổ xưa nhất và là tổ tiên của mọi loài khủng long.
Phân loại
Khủng long là một siêu bộ với danh pháp khoa học Dinosauria thuộc lớp bò sát, một lớp bao gồm cá sấu, khủng long, thằn lằn, rắn, rùa và là tổ tiên của lớp chim. Chúng có chân nằm dưới thân, khác với các loài bò sát có chân nằm ở hai bên thân. Nhờ vậy, thân của chúng được nâng cao khỏi mặt đất, giúp chúng có khả năng đứng thẳng và chuyển động hiệu quả. Tất cả khủng long đều sống trên mặt đất. Các loài bò sát bay được thuộc bộ Pterosauria và sống dưới nước thuộc bộ Plesiosauria không phải là khủng long. Khủng long được phân loại dựa vào kiểu hông của chúng. Đó là các bộ khủng long hông chim (Ornithischia) và khủng long hông thằn lằn (Saurischia).
Xương hông kiểu thằn lằn. Hai chạc xương của xương hông lần lượt hướng về hai phía trước và sau tạo sự cân bằng cho trục cơ thể ở phía trên hai chi sau.
Xương hông kiểu thằn lằn. Hai chạc xương của xương hông lần lượt hướng về hai phía trước và sau tạo sự cân bằng cho trục cơ thể ở phía trên hai chi sau.
Xương hông kiểu chim có cả hai chạc xương đều cùng hướng về phía sau cơ thể, sự tiến hóa này giúp tăng thêm một diện tích đáng kể dành cho cái dạ dày và bộ lòng của những con khủng long ăn thực vật của kỉ Creta vốn cần rất nhiều thức ăn.
Xương hông kiểu chim có cả hai chạc xương đều cùng hướng về phía sau cơ thể, sự tiến hóa này giúp tăng thêm một diện tích đáng kể dành cho cái dạ dày và bộ lòng của những con khủng long ăn thực vật của kỉ Creta vốn cần rất nhiều thức ăn.
Khủng long hông thằn lằn gồm 2 phân bộ: khủng long chân thú (Theropoda) và khủng long chân thằn lằn (Sauropoda).
Phân bộ khủng long chân thú bao gồm tất cả các loài khủng long ăn thịt. Chúng có thể có lông vũ và những loài chân thú nhỏ còn là tổ tiên của loài chim.
Phân bộ khủng long chân thằn lằn gồm các loài ăn thực vật phát triển mạnh ở kỷ Jura, thân hình đồ sộ và có cổ dài.
Khủng long hông chim bao gồm phân bộ khủng long chân chim (Ornithopoda) và nhóm không phân hạng khủng long có sừng (Cerapoda).
Phân bộ khủng long hông chim bao gồm những loài khủng long ăn thực vật sinh sống trong kỷ Creta, đi được bằng 4 chân lẫn 2 chân sau. Một số loài có mào, có mỏ vịt hoặc hộp sọ cứng chắc, xương xẩu.
Nhóm không phân hạng khủng long có sừng (Cerapoda) ăn thực vật sống ở kỷ Creta, đi bằng 4 chân, có vành xương ở cổ, có sừng. Nhóm này bao gồm:
Phân bộ khủng long bọc giáp (Thyreophora) sống ở kỷ Juras, có bộ giáp nặng nề tạo bởi các tấm xương và gai hoặc có các hai hàng xương dựng đứng trên lưng, đuôi có chùy hoặc gai; và
Phân bộ Marginocephalia.
Nóng và lạnh
Một câu hỏi lớn được đặt ra: khủng long là loài có máu nóng hay máu lạnh? Thông thường, loài bò sát là loài động vật biến nhiệt, tức là thân nhiệt của chúng biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Các loài này thường mất nhiều thời gian để sưởi ấm hay làm nguội cơ thể. Điều đó không phù hợp với lối sống của khủng long: những loài khủng long to lớn như những con Sauropoda ăn chay sẵn sàng bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày để thỏa mãn nhu cầu ăn uống nhằm bồi đắp tấm thân khổng lồ, chúng cần duy trì một nhiệt lượng nhất định để các enzim trong hệ tiêu hóa hoạt động liên tục cho công việc xử lí số thức ăn thực vật trong cái dạ dày đồ sộ của chúng - một loại thức ăn vốn là thứ khó tiêu hóa và đem lại ít dưỡng chất hơn thức ăn từ động vật. Bởi vậy chúng phải là một loài động vật hằng nhiệt, và có vẻ như chính tấm thân bồ tượng vốn giữ nhiệt rất tốt của nó cũng hưởng ứng điều đó. Trong khi đó, những con Theropoda nhỏ hơn thì lại rất năng động và nhanh nhẹn, chúng liên tục kiếm mồi trên hai chân sau nên cần duy trì cho các cơ bắp một sức mạnh không phải đến từ bên ngoài. Có lẽ tất cả, hoặc phần lớn, khủng long là loài đẳng nhiệt như chim và thú, đó là những loài động vật có thân nhiệt ổn định, không phụ thuộc môi trường. Nhờ vậy, chúng không mất thời gian để làm thân nhiệt cân bằng với nhiệt độ môi trường và khiến chúng trở nên ưu việt, chỉ có một vấn đề duy nhất là chúng cần ăn liên tục để duy trì thân nhiệt.
Khả năng của khủng long
Trí tuệ
Mốt số loài khủng long như chi Stegosaurus hơi kém thông minh nhưng không phải tất cả khủng long đều là lũ thú vật đần độn. Nhiều loài, ví dụ chi Velociraptor có trí tuệ ngang với chim hiện đại và có những tư duy, hành vi khá phức tạp.
Sức mạnh
Tương xứng với kích cỡ của khủng long là sức mạnh của chúng. Những loài ăn thực vật thường dùng sức mạnh đó để tự vệ. Các loài khủng long thuộc nhóm Sauropoda như chi Diplodocus có thể tấn công kẻ thù với cái quật đuôi có vận tốc ngang tốc độ âm thanh. Tương tự, các loài trong chi Ankylosaurus có một chiếc đuôi chùy đầy uy lực và đánh gãy được chân của mọi loài săn mồi. Tyrannosaurus có nhiều khả năng là một chi chứa các loài ăn xác thối nhưng không vì thế mà bộ hàm của chúng không đáng sợ một khi chúng bị chọc giận. Chúng có thể dùng hàm nhấc bổng được xác của một con khủng long to lớn ngang nó như chi Edmontosaurus hoặc dứt đứt được chân con này. Những loài Theropoda nhỏ hơn như Deinonychus và Velociraptor thì dùng những chiếc móng vuốt khủng khiếp ở hai chi sau để xé rách cơ con mồi.
Tốc độ
Khủng long lớn thì chậm chạp nhưng khủng long nhỏ lại khá nhanh nhẹn. Gallimimus, một chi Theropoda giống đà điểu là vua tốc độ trong thế giới khủng long. Nó có chân dài, chạy trên móng như chim và chiếc đuôi là bánh lái giúp nó chuyển hướng dễ dàng. Galimimus có thể đạt tới vận tốc 50 km/h.
Chăm sóc con
Động vật bò sát như rùa, rắn thường bỏ bê con cái sau khi đẻ trứng nên không có gì là lạ khi trước đây nhiều người vẫn cho rằng khủng long không có khả năng chăm sóc con cái. Năm 1924, ở Mông Cổ phát hiện được hóa thạch một con Theropoda chết bên cạnh một ổ trứng. Con vật đó được nhận định là đại diện của một loài mới và ổ trứng được cho là của một loài trong chi Protoceratops. Do vậy, loài khủng long mới được đặt tên chi là Oviraptor, nghĩa là "kẻ trộm trứng". Sau đó, ổ trứng được khẳng định là của chính con Oviraptor đó, nó đã chết khi bảo vệ cho ổ trứng của mình. Năm 1970, một loài Ornithopoda được phát hiện cùng rất nhiều ổ trứng. Nó được đặt tên là Maiasaura (Bà mẹ bò sát tốt). Những phát hiện đó cho thấy khủng long là những ông bố, bà mẹ biết chăm sóc con cái. Khủng long con mới đẻ ra rất bé và chúng cần được chăm sóc cho tới khi trưởng thành. Có lẽ khủng long giống như cá sấu, chim và nhiều loài thú: bố, mẹ, anh chị lớn hoặc thậm chí cả đàn cùng nhau trông nom lũ trẻ.
Sự tuyệt chủng
Sự tuyệt chủng của loài khủng long đến bây giờ vẫn còn tranh cãi. Giả thuyết được nhiều người ủng hộ nhất hiện nay cho rằng vào 65 triệu năm trước đây đã có thiên thạch đã rơi xuống Trái Đất phá hủy toàn bộ sinh quyển của Trái Đất. Bụi cát tràn lan xung quanh dày đặc Trái Đất làm che khuất Mặt Trời trong thời gian dài. Điều này làm cho khủng long chết hàng loạt ở mọi nơi và chỉ có những con vật nào chịu được lạnh mới có thể sống sót.
Ý kiến thứ hai lại cho rằng khi thiên thạch rơi xuống Trái Đất, khí hậu Trái Đất thay đổi dữ dội. Những con khủng long với kích thước lớn không bị ảnh hưởng bởi sự va chạm thiên thạch, nhưng khi bầu sinh quyển thay đổi thì thức ăn, khí hậu và môi trường sống của chúng bị thay đổi. Vì quá phân hóa, chúng không thể thích nghi được và dần bị tuyệt chủng, trong khi những loài bò sát nhỏ hơn như tắc kè, kì nhông thì còn tồn tại đến tận bây giờ.
Hình ảnh khủng long qua các thời đại
Khi khủng long mới được phát hiện, người ta háo hức muốn biết về chúng. Do hiểu biết về còn hạn chế, chúng được minh họa như những con thằn lằn khổng lồ, đi bằng bốn chân một cách nặng nề. Sau đó, các họa sĩ vẽ những con vật khổng lồ này đứng thẳng như chuột túi, đi bằng hai chân sau hoặc đi bốn chân, đuôi dài quét đất, da xù xì, có vảy như da cá sấu. Ngày nay, nhờ sự phát triển của cổ sinh vật học, con người đã có những cái nhìn mới mẻ và thực tế hơn về loài vật kỳ diệu này. Khủng long không còn lờ đờ, trì trệ nữa. Chúng được miêu tả như những sinh vật năng động, phát triển cao, giống chim hơn cá sấu. Tuy vậy, ở bất cứ thời đại nào, khủng long cũng chiếm một phần không nhỏ trong tri thức, văn hóa của loài người và để lại cho chúng ta những cảm xúc đặc biệt: sự kinh ngạc, sợ hãi nhưng thích thú.
Theo wikipedia
Xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 225 triệu năm trước, trong kỷ Trias. Chưa ai trong chúng ta thấy chúng như thế nào, và sự tồn tại của chúng là một huyền thoại, một bí ẩn.
Chúng ta có thể thấy chúng trong bộ phim Mỹ với tên gọi Công viên kỷ Jura (Jurassic Park) hay trên các sách báo, và rõ ràng đó là một loài bò sát khổng lồ. Bây giờ để muốn thấy chúng thì viện khảo cổ là địa chỉ thích hợp nhất. Chúng thống lĩnh các hệ sinh thái mặt đất trong khoảng 160 triệu năm và vào cuối kỷ Creta (khoảng 65 triệu năm trước) chúng đã hứng chịu một cuộc tuyệt chủng lớn.
Khủng long là gì?
"Khủng long" là từ Hán-Việt (恐龙) có nghĩa là "rồng khủng khiếp". Dinosauria ("những con thằn lằn khủng khiếp") là từ ngữ quốc tế và cũng là từ ngữ đầu tiên được sử dụng để miêu tả những con bò sát cổ đại này. Chúng đã từng tồn tại ở khắp các vùng trên thế giới từ châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Phi cho tới châu Nam Cực. Chúng làm tổ và đẻ trứng. Khủng long có đủ mọi kích cỡ, từ những con Sauropoda nặng tới 70 tấn và dài tới 30 m tới loài khủng long Compsognathus chỉ to bằng con gà tây.
Con cự long thuộc chi Brachiosaurus có cặp chi trước dài hơn cặp chi sau, được phát hiện ở Tanzania năm 1912, là một trong những con khủng long cao lớn và nặng nề nhất đã từng được biết đến, hiện đang được trưng bày ở Viện bảo tàng Humboldt tại Berlin. Nó cao 12 m (38 ft) và nặng khoảng 30–60 tấn.
Còn loài khủng long dài nhất, 27 m (89 ft), là con khủng long hai đòn thuộc chi Diplodocus, được khai quật ở Wyoming, (Hoa Kỳ) và được trưng bày ở Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie tại Pittsburgh năm 1907. Nó cũng như các con Brachiosaurus đều là khủng long ăn cỏ thuộc cận bộ khủng long chân thằn lằn (Sauropoda). Chúng thường sống ở vùng đất rộng, bằng phẳng và gặm nhấm những ngọn cây xanh tốt.
Gần đây, ở Argentina, người ta đã phát hiện ra những giống loài khủng long mới, trong đó có loài Argentinosaurus, một loài khủng long cùng họ với Diplodocus, dài hơn 30 mét (100 ft) và nặng hơn bất cứ loài nào khác trước đây. Loài này có thể nói là loài động vật trên cạn lớn nhất từng sống (gần như ngang bằng với loài động vật lớn nhất thế giới là cá voi xanh).
Khủng long bạo chúa thuộc chi Tyrannosaurus có một thời gian đã bị "oan uổng", trước kia có nhiều người vẫn hay nghĩ rằng khủng long bạo chúa là khủng long ăn xác thối nhưng thực ra chúng lại là l tay săn mồi đáng sợ. Chúng cao khoảng 6 m, dài 10-12 m và nặng 6-9 tấn. Tuy nhiên do có chi trước yếu ớt, Tốc độ chạy khoảng 29km/h, phi nước đại cũng đến 50km/h (chắc dc 100m là đứt hơi )
Spinosaurus Aegypticus, loài khủng long nổi tiếng từ phần 3 của serie phim truyền hình Công viên kỷ Jura (Jurassic Park) được xem như là loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới. Với chiều dài 16-18 mét, cao hơn 6 mét và nặng khoảng 9 tấn, loài khủng long này là một kẻ săn mồi đáng sợ. Hơn nữa, với 2 chi trước dài (hơn khủng long bạo chúa), chúng có thể dùng chi trước để hỗ trợ đắc lực việc săn mồi.
Một vài loài khủng long khác nổi tiếng như loài Lôi long (chi Apatosaurus) cao khoảng 12 m, dài cỡ 21 m (70 ft) và nặng khoảng 40 tấn.
Nguồn gốc
Vào kỷ Trias, các châu lục ngày nay đều tập hợp thành một đại lục duy nhất (Pangea). Khí hậu lúc đó khô nóng, thích hợp cho các loài bò sát phát triển. Các loài bò sát giống động vật có vú - tổ tiên lớp động vật có vú - cũng xuất hiện trong thời gian này. Khoảng 240 triệu năm trước, một chi thuộc họ Ornithosuchidae là Euparkeria - tổ tiên của khủng long, chim, Pterosaur và Plesiosaur - đã có thể chạy trên hai chi sau khiến nó có thể di chuyển hiệu quả. Đây là điểm tiến hóa hơn so với các loài bò sát thời đó và được di truyền lại cho khủng long. Năm 1992, ở Argentina phát hiện một chi thuộc phân bộ Theropoda, có niên đại 228 triệu năm trước, cuối kỷ Trias. Nó được đặt tên chi là Eoraptor (kẻ cướp bình minh ở thung lũng Mặt Trăng). Eoraptor được thừa nhận là khủng long cổ xưa nhất và là tổ tiên của mọi loài khủng long.
Phân loại
Khủng long là một siêu bộ với danh pháp khoa học Dinosauria thuộc lớp bò sát, một lớp bao gồm cá sấu, khủng long, thằn lằn, rắn, rùa và là tổ tiên của lớp chim. Chúng có chân nằm dưới thân, khác với các loài bò sát có chân nằm ở hai bên thân. Nhờ vậy, thân của chúng được nâng cao khỏi mặt đất, giúp chúng có khả năng đứng thẳng và chuyển động hiệu quả. Tất cả khủng long đều sống trên mặt đất. Các loài bò sát bay được thuộc bộ Pterosauria và sống dưới nước thuộc bộ Plesiosauria không phải là khủng long. Khủng long được phân loại dựa vào kiểu hông của chúng. Đó là các bộ khủng long hông chim (Ornithischia) và khủng long hông thằn lằn (Saurischia).
Xương hông kiểu thằn lằn. Hai chạc xương của xương hông lần lượt hướng về hai phía trước và sau tạo sự cân bằng cho trục cơ thể ở phía trên hai chi sau.
Xương hông kiểu thằn lằn. Hai chạc xương của xương hông lần lượt hướng về hai phía trước và sau tạo sự cân bằng cho trục cơ thể ở phía trên hai chi sau.
Xương hông kiểu chim có cả hai chạc xương đều cùng hướng về phía sau cơ thể, sự tiến hóa này giúp tăng thêm một diện tích đáng kể dành cho cái dạ dày và bộ lòng của những con khủng long ăn thực vật của kỉ Creta vốn cần rất nhiều thức ăn.
Xương hông kiểu chim có cả hai chạc xương đều cùng hướng về phía sau cơ thể, sự tiến hóa này giúp tăng thêm một diện tích đáng kể dành cho cái dạ dày và bộ lòng của những con khủng long ăn thực vật của kỉ Creta vốn cần rất nhiều thức ăn.
Khủng long hông thằn lằn gồm 2 phân bộ: khủng long chân thú (Theropoda) và khủng long chân thằn lằn (Sauropoda).
Phân bộ khủng long chân thú bao gồm tất cả các loài khủng long ăn thịt. Chúng có thể có lông vũ và những loài chân thú nhỏ còn là tổ tiên của loài chim.
Phân bộ khủng long chân thằn lằn gồm các loài ăn thực vật phát triển mạnh ở kỷ Jura, thân hình đồ sộ và có cổ dài.
Khủng long hông chim bao gồm phân bộ khủng long chân chim (Ornithopoda) và nhóm không phân hạng khủng long có sừng (Cerapoda).
Phân bộ khủng long hông chim bao gồm những loài khủng long ăn thực vật sinh sống trong kỷ Creta, đi được bằng 4 chân lẫn 2 chân sau. Một số loài có mào, có mỏ vịt hoặc hộp sọ cứng chắc, xương xẩu.
Nhóm không phân hạng khủng long có sừng (Cerapoda) ăn thực vật sống ở kỷ Creta, đi bằng 4 chân, có vành xương ở cổ, có sừng. Nhóm này bao gồm:
Phân bộ khủng long bọc giáp (Thyreophora) sống ở kỷ Juras, có bộ giáp nặng nề tạo bởi các tấm xương và gai hoặc có các hai hàng xương dựng đứng trên lưng, đuôi có chùy hoặc gai; và
Phân bộ Marginocephalia.
Nóng và lạnh
Một câu hỏi lớn được đặt ra: khủng long là loài có máu nóng hay máu lạnh? Thông thường, loài bò sát là loài động vật biến nhiệt, tức là thân nhiệt của chúng biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Các loài này thường mất nhiều thời gian để sưởi ấm hay làm nguội cơ thể. Điều đó không phù hợp với lối sống của khủng long: những loài khủng long to lớn như những con Sauropoda ăn chay sẵn sàng bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày để thỏa mãn nhu cầu ăn uống nhằm bồi đắp tấm thân khổng lồ, chúng cần duy trì một nhiệt lượng nhất định để các enzim trong hệ tiêu hóa hoạt động liên tục cho công việc xử lí số thức ăn thực vật trong cái dạ dày đồ sộ của chúng - một loại thức ăn vốn là thứ khó tiêu hóa và đem lại ít dưỡng chất hơn thức ăn từ động vật. Bởi vậy chúng phải là một loài động vật hằng nhiệt, và có vẻ như chính tấm thân bồ tượng vốn giữ nhiệt rất tốt của nó cũng hưởng ứng điều đó. Trong khi đó, những con Theropoda nhỏ hơn thì lại rất năng động và nhanh nhẹn, chúng liên tục kiếm mồi trên hai chân sau nên cần duy trì cho các cơ bắp một sức mạnh không phải đến từ bên ngoài. Có lẽ tất cả, hoặc phần lớn, khủng long là loài đẳng nhiệt như chim và thú, đó là những loài động vật có thân nhiệt ổn định, không phụ thuộc môi trường. Nhờ vậy, chúng không mất thời gian để làm thân nhiệt cân bằng với nhiệt độ môi trường và khiến chúng trở nên ưu việt, chỉ có một vấn đề duy nhất là chúng cần ăn liên tục để duy trì thân nhiệt.
Khả năng của khủng long
Trí tuệ
Mốt số loài khủng long như chi Stegosaurus hơi kém thông minh nhưng không phải tất cả khủng long đều là lũ thú vật đần độn. Nhiều loài, ví dụ chi Velociraptor có trí tuệ ngang với chim hiện đại và có những tư duy, hành vi khá phức tạp.
Sức mạnh
Tương xứng với kích cỡ của khủng long là sức mạnh của chúng. Những loài ăn thực vật thường dùng sức mạnh đó để tự vệ. Các loài khủng long thuộc nhóm Sauropoda như chi Diplodocus có thể tấn công kẻ thù với cái quật đuôi có vận tốc ngang tốc độ âm thanh. Tương tự, các loài trong chi Ankylosaurus có một chiếc đuôi chùy đầy uy lực và đánh gãy được chân của mọi loài săn mồi. Tyrannosaurus có nhiều khả năng là một chi chứa các loài ăn xác thối nhưng không vì thế mà bộ hàm của chúng không đáng sợ một khi chúng bị chọc giận. Chúng có thể dùng hàm nhấc bổng được xác của một con khủng long to lớn ngang nó như chi Edmontosaurus hoặc dứt đứt được chân con này. Những loài Theropoda nhỏ hơn như Deinonychus và Velociraptor thì dùng những chiếc móng vuốt khủng khiếp ở hai chi sau để xé rách cơ con mồi.
Tốc độ
Khủng long lớn thì chậm chạp nhưng khủng long nhỏ lại khá nhanh nhẹn. Gallimimus, một chi Theropoda giống đà điểu là vua tốc độ trong thế giới khủng long. Nó có chân dài, chạy trên móng như chim và chiếc đuôi là bánh lái giúp nó chuyển hướng dễ dàng. Galimimus có thể đạt tới vận tốc 50 km/h.
Chăm sóc con
Động vật bò sát như rùa, rắn thường bỏ bê con cái sau khi đẻ trứng nên không có gì là lạ khi trước đây nhiều người vẫn cho rằng khủng long không có khả năng chăm sóc con cái. Năm 1924, ở Mông Cổ phát hiện được hóa thạch một con Theropoda chết bên cạnh một ổ trứng. Con vật đó được nhận định là đại diện của một loài mới và ổ trứng được cho là của một loài trong chi Protoceratops. Do vậy, loài khủng long mới được đặt tên chi là Oviraptor, nghĩa là "kẻ trộm trứng". Sau đó, ổ trứng được khẳng định là của chính con Oviraptor đó, nó đã chết khi bảo vệ cho ổ trứng của mình. Năm 1970, một loài Ornithopoda được phát hiện cùng rất nhiều ổ trứng. Nó được đặt tên là Maiasaura (Bà mẹ bò sát tốt). Những phát hiện đó cho thấy khủng long là những ông bố, bà mẹ biết chăm sóc con cái. Khủng long con mới đẻ ra rất bé và chúng cần được chăm sóc cho tới khi trưởng thành. Có lẽ khủng long giống như cá sấu, chim và nhiều loài thú: bố, mẹ, anh chị lớn hoặc thậm chí cả đàn cùng nhau trông nom lũ trẻ.
Sự tuyệt chủng
Sự tuyệt chủng của loài khủng long đến bây giờ vẫn còn tranh cãi. Giả thuyết được nhiều người ủng hộ nhất hiện nay cho rằng vào 65 triệu năm trước đây đã có thiên thạch đã rơi xuống Trái Đất phá hủy toàn bộ sinh quyển của Trái Đất. Bụi cát tràn lan xung quanh dày đặc Trái Đất làm che khuất Mặt Trời trong thời gian dài. Điều này làm cho khủng long chết hàng loạt ở mọi nơi và chỉ có những con vật nào chịu được lạnh mới có thể sống sót.
Ý kiến thứ hai lại cho rằng khi thiên thạch rơi xuống Trái Đất, khí hậu Trái Đất thay đổi dữ dội. Những con khủng long với kích thước lớn không bị ảnh hưởng bởi sự va chạm thiên thạch, nhưng khi bầu sinh quyển thay đổi thì thức ăn, khí hậu và môi trường sống của chúng bị thay đổi. Vì quá phân hóa, chúng không thể thích nghi được và dần bị tuyệt chủng, trong khi những loài bò sát nhỏ hơn như tắc kè, kì nhông thì còn tồn tại đến tận bây giờ.
Hình ảnh khủng long qua các thời đại
Khi khủng long mới được phát hiện, người ta háo hức muốn biết về chúng. Do hiểu biết về còn hạn chế, chúng được minh họa như những con thằn lằn khổng lồ, đi bằng bốn chân một cách nặng nề. Sau đó, các họa sĩ vẽ những con vật khổng lồ này đứng thẳng như chuột túi, đi bằng hai chân sau hoặc đi bốn chân, đuôi dài quét đất, da xù xì, có vảy như da cá sấu. Ngày nay, nhờ sự phát triển của cổ sinh vật học, con người đã có những cái nhìn mới mẻ và thực tế hơn về loài vật kỳ diệu này. Khủng long không còn lờ đờ, trì trệ nữa. Chúng được miêu tả như những sinh vật năng động, phát triển cao, giống chim hơn cá sấu. Tuy vậy, ở bất cứ thời đại nào, khủng long cũng chiếm một phần không nhỏ trong tri thức, văn hóa của loài người và để lại cho chúng ta những cảm xúc đặc biệt: sự kinh ngạc, sợ hãi nhưng thích thú.
Theo wikipedia