Tìm thấy hóa thạch mới Plesiosaurs
Khám phá của các nhà nghiên cứu còn cho rằng đây là loài bò sát biển đầu tiên xuất hiện ở Nam Cực đấy các bạn ạ!
Khám phá mới nhất về loài khủng long 85 triệu năm tuổi này đã chứng minh thêm được sự xuất hiện của loài bò sát ở Nam Cực sớm hơn 15 triệu năm nữa.
Những họa sĩ đã tái hiện lại hình ảnh của loài khủng long nước được cho là loài khủng long lâu đời nhất xuất hiện tại Nam Cực.
“Mẫu vật chúng tôi tìm thấy không khớp với bất kì mẫu vật nào trước đó, mảnh hóa thạch này là một phát hiện lớn để chứng minh sự tồn tại của loài bò sát khổng lồ tại Nam Cực”- Alexander Kellner, trưởng nhóm nghiên cứu của Bảo tàng quốc gia Brazil tại Đại học Rio de Janeiro đã phát biểu.
Những mẫu hóa thạch bao gồm xương cụt, đầu và phần xương vây phía trước (tay chèo dùng để gạt nước vốn vẫn thấy ở các loài cá). Theo ước tính của các nhà khoa học, dựa vào hóa thạch, loài khủng long này có thể dài từ 6m tới 7m.
Loài khủng long có hình dáng rất giống Pokémon mang tên Plesiosaurs và đã sinh sống tại nhiều vùng biển trên thế giới vào khoảng 205 triệu năm trước, và vào giữa kỉ Jurassic chúng đã dần dần di chuyển xuống khu vực Nam bán cầu. Plesiosaurs có kích thước các bộ phận cơ thể không đồng đều ở các con khác nhau, nhưng đặc điểm chung của chúng là có đầu nhỏ, cổ dài và một cơ thể rất lớn.
ellner còn phát biểu thêm: “Nếu như chúng ta thực sự nhìn thấy quái vật dưới hồ Lock Ness, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về loài khủng long này.”
Mẫu vật mới tìm thấy này có trọng lượng khoảng 2,5 tấn bao gồm các hóa thạch và mẫu đất đá trong chuyến thám hiểm Đảo Ross, Nam Cực vào năm 2006 và 2007.
Tất cả những hóa thạch và các mẫu đất đá này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Brazil. Ngoài hóa thạch Plesiosaurs, đợt nghiên cứu này còn phát hiện được nhiều mẫu vật về các loài động vật không xương, cây cối và các mẫu đất đá cũng được tìm thấy tại Nam Cực.
“Những mẫu cây mà chúng tôi tìm được chắc hẳn đã từng thuộc một khu rừng ở Nam Cực vào thời điểm đó.” Kellner bổ sung, “Chúng tôi tin rằng loài khủng long này đã từng sống trong một môi trường khác rất nhiều so với thời điểm hiện tại, cứ như là chúng đã từng sống ở vùng nhiệt đới vậy”.
Liệu Nam Cực có từng là vùng nhiệt đới, và sẽ có thêm những phát hiện mới nào về thủy tổ của Trái Đất?
Loài khủng long có sừng mới
Những gì còn lại của một loài động vật ăn cỏ mới thuộc nhóm khủng long ba sừng cùng với rất nhiều hóa thạch khác đã được khai quật tại một mỏ đá ở Alberta, Canada trong năm 1916.
Chân dung loài khủng long mới được xác định từ hóa thạch xương sọ bị lãng quên gần 100 năm.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, người ta chỉ xem chúng như là một loại rác và không hề chú ý trong gần 100 năm cho đến khi các chuyên gia nhận thấy chúng thuộc về một loài khủng long chưa từng được biết đến.
Kết quả phân tích các mảnh xương cho thấy đây là một loài khủng long hoàn toàn mới có tên gọi Spinops sternbergorum.
Tiến sĩ Andrew Farke, người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói: “Chúng tôi biết rằng ở những hóa thạch này có cái gì đó không bình thường. Chúng tôi tin nó thuộc về một loài kỳ lạ mà trước đó không ai biết”.
Điều này có nghĩa là các nhà cổ sinh vật học có thể sẽ phải xem xét lại cách phân loại nhóm khủng long có sừng cũng như những chiếc sừng và diềm xương lớn trên cổ loài khủng long ăn cỏ.
Tiến sĩ Paul Barrett đến từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên, cho biết: “Phát hiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhóm khủng long có sừng và dấu hiệu của sự tiến hóa”.
Khám phá của các nhà nghiên cứu còn cho rằng đây là loài bò sát biển đầu tiên xuất hiện ở Nam Cực đấy các bạn ạ!
Khám phá mới nhất về loài khủng long 85 triệu năm tuổi này đã chứng minh thêm được sự xuất hiện của loài bò sát ở Nam Cực sớm hơn 15 triệu năm nữa.
Những họa sĩ đã tái hiện lại hình ảnh của loài khủng long nước được cho là loài khủng long lâu đời nhất xuất hiện tại Nam Cực.
“Mẫu vật chúng tôi tìm thấy không khớp với bất kì mẫu vật nào trước đó, mảnh hóa thạch này là một phát hiện lớn để chứng minh sự tồn tại của loài bò sát khổng lồ tại Nam Cực”- Alexander Kellner, trưởng nhóm nghiên cứu của Bảo tàng quốc gia Brazil tại Đại học Rio de Janeiro đã phát biểu.
Những mẫu hóa thạch bao gồm xương cụt, đầu và phần xương vây phía trước (tay chèo dùng để gạt nước vốn vẫn thấy ở các loài cá). Theo ước tính của các nhà khoa học, dựa vào hóa thạch, loài khủng long này có thể dài từ 6m tới 7m.
Loài khủng long có hình dáng rất giống Pokémon mang tên Plesiosaurs và đã sinh sống tại nhiều vùng biển trên thế giới vào khoảng 205 triệu năm trước, và vào giữa kỉ Jurassic chúng đã dần dần di chuyển xuống khu vực Nam bán cầu. Plesiosaurs có kích thước các bộ phận cơ thể không đồng đều ở các con khác nhau, nhưng đặc điểm chung của chúng là có đầu nhỏ, cổ dài và một cơ thể rất lớn.
ellner còn phát biểu thêm: “Nếu như chúng ta thực sự nhìn thấy quái vật dưới hồ Lock Ness, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về loài khủng long này.”
Mẫu vật mới tìm thấy này có trọng lượng khoảng 2,5 tấn bao gồm các hóa thạch và mẫu đất đá trong chuyến thám hiểm Đảo Ross, Nam Cực vào năm 2006 và 2007.
Tất cả những hóa thạch và các mẫu đất đá này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Brazil. Ngoài hóa thạch Plesiosaurs, đợt nghiên cứu này còn phát hiện được nhiều mẫu vật về các loài động vật không xương, cây cối và các mẫu đất đá cũng được tìm thấy tại Nam Cực.
“Những mẫu cây mà chúng tôi tìm được chắc hẳn đã từng thuộc một khu rừng ở Nam Cực vào thời điểm đó.” Kellner bổ sung, “Chúng tôi tin rằng loài khủng long này đã từng sống trong một môi trường khác rất nhiều so với thời điểm hiện tại, cứ như là chúng đã từng sống ở vùng nhiệt đới vậy”.
Liệu Nam Cực có từng là vùng nhiệt đới, và sẽ có thêm những phát hiện mới nào về thủy tổ của Trái Đất?
Loài khủng long có sừng mới
Những gì còn lại của một loài động vật ăn cỏ mới thuộc nhóm khủng long ba sừng cùng với rất nhiều hóa thạch khác đã được khai quật tại một mỏ đá ở Alberta, Canada trong năm 1916.
Chân dung loài khủng long mới được xác định từ hóa thạch xương sọ bị lãng quên gần 100 năm.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, người ta chỉ xem chúng như là một loại rác và không hề chú ý trong gần 100 năm cho đến khi các chuyên gia nhận thấy chúng thuộc về một loài khủng long chưa từng được biết đến.
Kết quả phân tích các mảnh xương cho thấy đây là một loài khủng long hoàn toàn mới có tên gọi Spinops sternbergorum.
Tiến sĩ Andrew Farke, người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói: “Chúng tôi biết rằng ở những hóa thạch này có cái gì đó không bình thường. Chúng tôi tin nó thuộc về một loài kỳ lạ mà trước đó không ai biết”.
Điều này có nghĩa là các nhà cổ sinh vật học có thể sẽ phải xem xét lại cách phân loại nhóm khủng long có sừng cũng như những chiếc sừng và diềm xương lớn trên cổ loài khủng long ăn cỏ.
Tiến sĩ Paul Barrett đến từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên, cho biết: “Phát hiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhóm khủng long có sừng và dấu hiệu của sự tiến hóa”.
Được sửa bởi Hydra ngày Fri Dec 16, 2011 10:11 am; sửa lần 2.